Phân loại và đặt tên Chorioactis geaster

Trong lịch sử, Chorioactis được cho là thuộc về họ Sarcosomataceae.[8][9] Trong chuyên khảo năm 1983 về họ này, Chorioactis được xếp vào tông Sarcosomateae (cùng với các chi Desmazierella, Sarcosoma, Korfiella, Plectania và Urnula), một nhóm nấm với đặc điểm nổi bật là có bào tử không có hột cơm (verruculae) có thể bắt màu thuốc nhuộm xanh lam.[10] Nghiên cứu năm 1994 lại kết luận rằng Chorioactis gần gũi với họ Sarcoscyphaceae hơn khi có sự tương đồng về đặc điểm cấu trúc của nang (ascus) và bào tử nang (ascospore).[lower-alpha 5] Dù vậy, nghiên cứu cũng thừa nhận rằng sự phân lớp của tế bào tạo thành vách nang có sự khác biệt đáng kể so với các thành viên khác trong cùng họ.[11] Mãi cho đến năm 1999, kết quả phân tích phát sinh chủng loại phân tử mới thật sự phủ định tính chính xác của cách phân loại truyền thống. Kết quả chỉ ra rằng C. geaster là một phần của dòng hoặc nhánh riêng biệt, bao gồm các loài thuộc chi Desmazierella, NeournulaWolfina. Các đơn vị phân loại vừa kể phân bố ở cả hai họ.[12] Phân tích này về sau càng được củng cố khi nó có thể chứng minh rằng nhóm của bốn chi này (sau này được gọi là "nhánh Chorioactis") đại diện cho một nhánh chị em của họ Sarcosomataceae[13] và họ mới Chorioactidaceae được tạo ra để phân loại chúng.[14] Mặc dù C. geaster có chung một số đặc điểm với các chi thuộc họ Chorioactidaceae, chẳng hạn như đám "tơ" có màu sẫm ở mặt ngoài quả thể. Thế nhưng, nó lại phân biệt với các chi khác nhờ màu sắc từ nâu vàng đến cam của bào tầng (chứ không phải đen).[15]

Vỏ hạt của cây kiri, hay còn được biết đến là hông hoàng gia

Tên cụ thể geaster ám chỉ đến các thành viên thuộc chi Geastrum, chúng đều có quả thể hình sao gọi là "earthstar" (sao đất). Ở Hoa Kỳ, Chorioactis geaster thường được biết đến với cái tên ngôi sao Texas hay xì gà của quỷ.[16] Về nguồn gốc của tên gọi "xì gà của quỷ", nhà nghiên cứu nấm học người Mỹ Fred Jay Seaver bình luận: "Liệu cái tên Xì gà của quỷ có phải là do hình dạng của mẫu vật non [nhìn] giống như điếu xì gà phồng lên, cũng như màu sắc không? Hay dựa vào thực tế rằng khi nấm đến độ phát dục thì sẽ sinh ra "khói". Chúng tôi không dám chắc... Dù sao thì cái tên cũng rất phù hợp."[6] Năm 1997, Thượng nghị sĩ bang Texas Chris Harris đệ trình một dự luật nhằm giúp cho C. geaster trở thành loại nấm chính thức của bang Texas.[17] Dự luật đã được thông qua bởi Thượng viện nhưng không thành công tại Hạ viện.[18] Ở Nhật Bản, nấm được gọi là kirinomitake (キ リ ノ ミ タ ケ) vì quả thể lúc chưa trưởng thành nhìn giống với vỏ hạt cây kiri hay thường gọi là hông hoàng gia (Paulownia tomentosa).[19]

Liên quan